TẠI SAO BIA CÓ VỊ ĐẮNG VÀ MÙI THƠM ĐẶC TRƯNG?
Các tín đồ sành bia hầu hết đều cảm nhận được vị đắng nhẹ rất dễ chịu và mùi thơm vô cùng đặc trưng khi tận hưởng. Vậy vị đắng và mùi thơm này đến từ đâu?
Vị đắng nhẹ và hương thơm đặc trưng của bia chính là nhờ hoa bia (hublon) – một nguyên liệu quan trọng không thể thiếu trong công đoạn sản xuất bia bên cạnh lúa mạch, men và nước. Vậy ngoài việc tạo ra vị đắng cho bia, hoa bia còn đóng vai trò gì trong việc tạo ra thức uống tận hưởng này? Để có câu trả lời, hãy đọc ngay bài viết sau của Sapporo Star Guide.
Nguồn gốc của vị đắng và mùi thơm đến từ hoa bia
Hoa bia là cây dạng cây leo sống lâu năm từ 30-40 năm, có chiều cao trung bình từ 10-15m. Hoa bia có hoa đực và hoa cái riêng cho từng cây, nhưng chỉ có hoa cái chưa thụ phấn mới được dùng để sản xuất bia. Hoa bia có những thành phần chính như: Nước, Chất đắng, Polyphenol (Tannin), Protein, Cellulose, Tinh dầu thơm, Chất khoáng cùng nhiều chất khác.
Trong giai đoạn sản xuất bia, lúa mạch sau khi nấu & lọc bã sẽ được chuyển sang lò đun sôi và cho thêm hoa bia vào. Vị đắng được sinh ra từ công đoạn nấu sôi, đồng thời cách đưa hoa bia vào cũng sẽ thay đổi mùi hương của bia và đồng thời tạo nên vị đắng đặc trưng của bia.
Hoa bia là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu khi sản xuất bia.
Vai trò của hoa bia trong việc sản xuất bia
Có thể nói, hoa bia là nguyên liệu không thể thiếu để tạo ra sự thơm ngon của loại bia bạn tận hưởng, nhờ những công dụng sau:
- Giúp tạo ra vị đắng và làm dậy lên hương thơm nhẹ nhàng đặc trưng cho bia.
- Có khả năng kháng khuẩn, tăng cường ổn định hệ vi sinh trong bia.
- Cải thiện tính ổn định mùi vị của bia.
- Duy trì thời gian giữ bọt bia lâu hơn (được tạo ra bởi quá trình CO2), nhờ vậy tạo cảm giác thoả mãn và cảm giác dày trong miệng khi thưởng thức bia cùng lớp bọt sánh mịn.
Cụ thể hơn với hoa bia, người ta thường tận dụng chất đắng và tinh dầu thơm có trong phần nhụy của hoa cái chưa thụ phấn để sản xuất bia, bởi chúng có giá trị riêng để tạo nên chất bia thượng hạng.
- Chất đắng: Được xem thành phần có giá trị nhất của hoa bia, bởi nó tạo ra vị đắng đặc trưng và dịu nhẹ của bia. Khi được hòa tan vào dung dịch đường trong bia, chất đắng có hoạt tính sinh học cao tạo ra sức căng bề mặt giúp cho bia có khả năng giữ bọt bia lâu hơn. Với nồng độ thấp, các chất đắng cũng có khả năng ức chế rất mạnh các vi sinh vật, nhờ tính kháng khuẩn rất cao và do đó làm tăng độ bền của bia thành phẩm.
- Tinh dầu thơm: Tinh dầu chiếm từ 0,17 – 0,65% trọng lượng hoa bia. Khi hòa tan vào dịch đường, tinh dầu tồn tại trong bia và tạo ra cho bia một mùi thơm đặc trưng rất nhẹ nhàng và dễ chịu.
- Tannin: Với hàm lượng trung bình khoảng 4% trọng lượng hoa bia, chất Tannin có ảnh hưởng tốt đến quá trình sản xuất bia, giúp dịch đường trong nhanh hơn và kết tủa các thành phần protein không bền, làm tăng độ bền keo của bia.
Phần nhụy của hoa cái chưa thụ phấn được tận dụng để làm bia.
Sapporo Premium Beer cải tiến - Đậm hương thơm từ hoa bia
Để ra một loại bia thượng hạng thì trước tiên, các nguyên liệu phải được chọn lọc nghiêm ngặt, kết hợp với kỹ thuật tiên tiến, công nghệ đặc trưng cùng với hệ thống kiểm soát chất lượng khắt khe trong tất cả các công đoạn. Những tiêu chí đó luôn được Sapporo Premium Beer đáp ứng từ khi ra mắt dòng bia đầu tiên cho đến sản phẩm cải tiến mới đây. Hương vị Sapporo Premium Beer vốn đã êm đằm, nay lại còn trở nên êm đằm hơn, với lớp bọt sánh mịn giữ lâu hơn và thêm đậm hương thơm từ hoa bia.
Sapporo Premium Beer cải tiến, đậm hương thơm hoa bia hơn.
Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mới về hoa bia, đồng thời lý giải được vì sao bia lại có vị đắng và mùi thơm đặc trưng. Để tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị khác về bia trong hành trình tận hưởng, nhớ tiếp tục theo dõi Sapporo Star Guide nhé!